Dự án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu tại phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long
26/05/2023
Hình thành một khu vườn sinh vật cảnh đa dạng về chủng loại cây trồng đáp ứng nhu cầu cây ăn quả và cây dược liệu góp phần đáp ứng nguồn cung cầu cho nông sản địa phương cũng như khu vực, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, cung cấp các sản phẩm du lịch, điểm du lịch sinh thái…
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:                                                      

Sự cần thiết phải lập quy hoạch chi tiết:

Thành phố Hạ long là một trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế trong tương lai, trở thành một thành phố đô thị hiện đại trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Phát triển thành phố Hạ Long gắn liền với công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa của Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Không gian Thành Phố sẽ được phát triển mở rộng về phía Tây và phía Bắc, trong phía Tây là khu Bãi Cháy sẽ tập trung phát triển du lịch; phía Đông là khu Hòn Gai là trung tâm hành chính và thương mại.

Tuyến hành lang phía Tây: Phát triển chuỗi đô thị dọc theo các tuyến đường từ Hạ Long đi Hà Nội, Hải Phòng, phát triển các ngành công nghiệp xanh và du lịch tâm linh trên cơ sở truyền thống văn hóa và lịch sử của vùng, theo định hướng:

Sự phát triển kinh tế và Văn hoá-Xã hội của thành phố Hạ Long tăng trưởng khá và liên tục; các trang trại nuôi và trồng cây lâm sản, hỗ trợ nông dân địa phương về kỹ thuật chăn nuôi và trồng cây lâm sản, tạo bàn đạp phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo chương trình phát triển của Tỉnh…cơ sở chế biến phát triển, đã góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện…

Hiện nay Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Tiến đang xúc tiến kinh doanh trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện triển khai và mở rộng dự án đầu tư trong lĩnh vực mà công ty có thế mạnh tại các địa phương, qua tìm hiểu tại thành phố Hạ Long, đây là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, tiềm năng phát triển lớn do có lợi thế về địa lý và chính trị của mình và là đầu tầu kinh tế của tỉnh có mối liên hệ giao thông rất thuận tiện với Hải Phòng, với các trung tâm công nghiệp và thương mại trong tỉnh.

Sau khi nghiên cứu Quy hoạch chung của Thành phố, đi khảo sát tại địa phương. Công ty chúng tôi có nhu cầu đầu tư xây dựng dự án Trồng cây ăn quả, cây dược liệu, tại phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của khu vực, phù hợp với chủ trương- chính sách phát triển của nhà nước, đáp ứng đề xuất đầu tư của Công ty TNHH thương mại và du lịch Trung Tiến.
 
Mục tiêu và yêu cầu phát triển:
Hình thành một khu vườn sinh vật cảnh đa dạng về chủng loại cây trồng đáp ứng nhu cầu cây ăn quả và cây dược liệu góp phần đáp ứng nguồn cung cầu cho nông sản địa phương cũng như khu vực, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, cung cấp các sản phẩm du lịch, điểm du lịch sinh thái…

Đưa ra phương án sử dụng đất hiệu quả hợp lý; tận dụng, khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên để tạo dựng không gian quy hoạch phong phú đóng góp vào cảnh quan chung khu vực.
Đề xuất các giải pháp quy hoạch phục vụ cho nhu cầu đầu tư, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian, hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và bền vững trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật.

Các mục tiêu trên khác phù hợp với tính chất của dự án như quyết định phê duyệt địa điểm đồng thời làm cơ sở để lập quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, triển khai các bước tiếp theo của dự án theo quy định.

Các căn cứ để thiết kế quy hoạch:
  • Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11.
  • Căn cứ quyết định số 178/2001/QĐ-TTG ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình , cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
  • Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý bảo vệ rừng.
  • Nghị quyết số 09/2000/NQ- CP của Chính phủ về một số chủ trư­ơng và  chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp;
  • Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 18/3/2002 về “Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010” ghi rừng “… Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn…”;
  • Nghị quyết số 134/2004/NQ-CP, ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Thông t­ư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/6/2005 của Bộ Công nghiệp hư­ớng dẫn thực hiện Nghị quyết 134/NQ-CP của Chính phủ;
  • Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  • Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;
  • Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị; Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/09/2010 cảu Bộ xây dựng;
  • Quyết định số 4903/2007/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 27/12/2000 Quyết định về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;
  • Quyết định số 3589/2013/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý các đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của UBND thành phố Hạ Long.
  • Quyết định số 3333/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, mặt nước, công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị, dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
  • Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đến hết năm 2030, tầm nhìn ngoài 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2725/QĐ- UBND ngày 09/ 10/ 2013.
  • Quyết định số 2718/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 của UBND thành phố Hạ Long ( V/v phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu tại phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH01362 của UBND thành phố Hạ long cấp ngày 06/06/2012
  • Căn cứ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008 quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2008/QĐ-UB ngáy 3 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng hiện hành.
 
Các tài liệu sử dụng
  • Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đến hết năm 2030, tầm nhìn ngoài 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2725/QĐ- UBND ngày 09/ 10/ 2013.
  • Các dự án quy hoạch xây dựng và các chương trình, kế hoạch phát triển trên địa bàn.
  • Các quy phạm quy chuẩn của nhà nước, các tài liệu, bản đồ và các dự án có liên quan.
  • Bản đồ khảo sát hiện trạng theo hệ toạ độ quốc gia VN2000 kinh tuyến trục 107′ 45″.
 
I. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG:

1.1. Đặc điểm thiên nhiên
 
1.1.1. Vị trí giới hạn khu đất: 
Ranh giới và phạm vi nghiên cứu nằm trên khu rừng sản xuất tại phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long hiện đã được UBND thành phố Hạ long cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH01362 ngày 06/06/2012 có diện tích 102577.2m2 thời hạn thuê đất 50 năm mục đích làm đất rừng sản xuất; phạm vi ranh giới quy hoạch cụ thể như sau:
+ Phía Bắc – Đông giáp đồi núi.
+ Phía Đông – Nam giáp Khu dân cư phường Hà Khẩu.
+ Phía Tây – Nam giáp đồi núi.
+ Phía Tây – Bắc giáp Đồi núi.
 
1.1.2. Đặc điểm địa hình:          
a) Đặc điểm địa hình:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại chủ yếu đất trồng cây ( thông, keo tai tượng…). Trong ranh giới dự kiến của dự án có một phần nhỏ là đất vườn của một số hộ dân lân cận

b) Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
+ Khí hậu:
Khu đất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều;
 
+ Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 22,20C, dao động từ 180C- 280C.  Nhiệt độ trung bình cao nhất 320C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 390C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,50C – 15,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới 30C;
 
+ Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 1442 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa:
– Mùa mưa nhiều: từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm từ 75 – 80% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất là tháng 7 đạt 294 mm;
– Mùa ít mưa: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chỉ chiếm 20 – 25% tổng lượng mưa cả năm;
 
+ Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình 83%, thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Tháng 3, tháng 4 và tháng 8 là những tháng có độ ẩm không khí cao nhất tới 87%, những tháng có độ ẩm thấp là tháng 2, tháng 11 và tháng 12 chỉ đạt từ 74 – 77%;
 
+ Chế độ gió – bão:
– Trên địa bàn thường thịnh hành 2 loại gió chính: gió Đông nam và gió Đông bắc.
– Gió đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3-5 cơn bão, sức gió từ cấp 8 đến cấp 10 giật trên cấp 10;
– Gió mùa đông bắc: xuất hiện vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 3 – 4 m/s đặc biệt gió đông bắc tràn về thường lạnh và mang giá rét;
 
1.2. Hiện trạng khu vực nghiên cứu:
a) Sử dụng đất: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại chủ yếu đất trồng cây ( thông, keo tai tượng…). Trong ranh giới dự kiến của dự án có một phần nhỏ là đất vườn của một số hộ dân lân cận.
– Địa hình khu vực nghiên cứu: đất rừng dạng bậc thang. Cốt cao độ thấp thất +25.0m, cốt cao độ cao nhất +86.0m (mỏm đồi phía Tây khu đất), cốt cao độ trung bình +25m đến +30m.
 
BẢNG TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
 
STT Loại đất Diện  tích(m2) Tỷlệ(%)
1 Đất trồng cây lâm nghiệp 95652.8 99.6
2 Đất mặt nước ( rãnh thoát nước ) 313.5 0.4
  TỔNG CỘNG DIỆN TÍCH KHU ĐẤT 95652.8 100

 b) Giao thông: một số tuyến đường đất nằm trong ranh giới khu đất lập quy hoạch (có mặt cắt lòng đường 3.5m-4.0m).

c) Nguồn cung cấp nước: chưa có.

d) Thoát nước mặt: Hiện trong khu vực dự kiến quy hoạch đã có tuyến mương thoát nước cho khu vực có chiều dài 155m độ rộng long mương 2m Nước mặt được chảy theo địa hình tự nhiên thoát ra các các khu vực trũng thấp rồi thoát ra mương nước hiện có.
 
e) Nguồn cung cấp điện: chưa có hệ thống cấp điện.
 
f) Thông tin liên lạc: chưa có hệ thống thông tin liên lạc.
 
* ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua phân tích đánh giá về hiện trạng rút ra nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn sau:
 
Thuận lợi:
- Nằm trong quy hoạch tổng thể do đó rất thuận tiện trong việc đấu nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật;
 
Khó khăn:
- Do địa hình đồi núi khu vực dự án phức tạp nên việc công tác san gạt mặt bằng có nhiều khó khăn
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa có, phải đầu tư mới hoàn toàn các hạng mục do đó kinh phí đầu tư lớn.
 
II. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN:

2.1. Quy mô đất đai:

2.1.1. KHU A ( khu nhà điều hành ) 3000m2
+ 01 Nhà điều hành kết hợp nhà nghỉ công nhân có diện tích 180-200m2, chiều cao 01 tầng.
+ 01 nhà kho có diện tích khoảng 300 – 400m2, chiều cao 01 tầng.
+ 01 nhà bảo vệ có diện tích khoảng 10m2, chiều cao 01 tầng.
+ Cây xanh sân vườn, sân đường nội bộ khảng 2200m2
 
2.1.2. KHU B ( Khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu ) 6,4 ha
+ Khu trồng cây ăn quả có diện tích khoảng 4,9 ha
+ Khu trồng cây dược liệu có diện tích khoảng 1,5 ha
 
2.1.3. KHU C ( Hồ điều hòa ) 0.34ha
2.1.4. ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT (dự kiến khoảng 2,5 ha )
+ Đường giao thông đối ngoại: Ngoài dự án có tuyến đường dự kiến rộng 17.5m mặt cắt lòng đường 5mx7.5mx5m.
+ Đường nội bộ trong khu quy hoạch: Xây dựng mới đường cấp phối , mặt đường rộng 5,0m và 7,0m, 3,0m.
 
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
+ Đất xây dựng công trình :… ……………………………………………. 0.57%
+ Đất trồng cây ăn quả + cây dược liệu: ……………………………………66.76%
+ Đất cây xanh, vườn hoa, mặt nước: ……………..…………………. 4.65%
+ Đất sân bê tông, hạ tầng kỹ thuật: ……………..………………..  28.02%
 
2.3. Các yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
+ Tầng cao công trình: 01 tầng
 
2.4. Chỉ tiêu xây dựng:
 
a) Chỉ tiêu tính toán
- Căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 4449 : 1987 tại bảng 34 áp dụng cho nhà làm việc cơ quan sản xuất hạch toán có số tầng cao là 1 tầng. Số cán bộ công nhân viên của khu trồng cây ăn quả cây dược liệu dự kiến 10 người ( số liệu do chủ đầu tư cấp ).
- Căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 4449 : 1987 tại bảng 17 áp dụng cho khu nhà ở  tính bằng m2 bình quân trên 1Ha đất của khu nhà ở. ứng với tiêu chuẩn diện tích sàn nhà ở 12m2/1 người.
+ Đối với công trình khu nhà điều hành: quy mô tầng cao: 01 tầng; chiều cao tầng: 3,6m, mái cao 2,4m.
+ Đối với công trình nhà kho: quy mô tầng cao: 01 tầng; chiều cao tầng: 5.4m, mái cao 1.8m.
- Cốt theo nền đường theo bản vẽ quy hoạch giao thông san nền.
- Cốt cao độ sẽ được vạch trên cột điện cột tiêu.
 
b) Chỉ tiêu giao thông nội bộ:
+ Độ dốc dọc đường i=0,4%, độ dốc ngang đường i=2%.
+ Chiều rộng một làn xe b=3- 3,75m/làn.
c) Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt = 150 lít/ng.ngđ.
d) Chỉ tiêu cấp nước công trình công cộng = 4 lít/m2sàn/ngđ.
e) Chỉ tiêu cấp điện: 0.5 kW/người.
f) Chỉ tiêu nước thải vệ sinh môi trường:
- Chỉ tiêu thoát nước thải = 100% lượng nước cấp sinh hoạt.
- Chỉ tiêu chất thải rắn: 1,3 kg/ng.ngđ.
- Chỉ tiêu môi trường theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam quy định đối với khu ngiên cứu.
- Hành lang an toàn lưới điện theo nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999. Hành lang bảo vệ công trình giao thông theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
 
III. BỐ CỤC KHÔNG GIAN QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

3.1. Nguyên tắc cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
Nguyên tắc: Chú trọng việc tổ chức không gian hài hoà với địa hình khu vực và theo Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đến hết năm 2030, tầm nhìn ngoài 2050 đã được phê duyệt; Khai thác triệt để điều kiện tự nhiên để tạo không gian hấp dẫn chung cho khu vực; Tổ chức không gian hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh quan cây xanh, đồng thời tạo sắc thái kiến trúc riêng cho khu vực;
 
Hình thành một khu vườn sinh vật cảnh đa dạng về chủng loại cây trồng đáp ứng nhu cầu cây ăn quả và cây dược liệu góp phần đáp ứng nguồn cung cầu cho nông sản địa phương cũng như khu vực, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, cung cấp các sản phẩm du lịch, điểm du lịch sinh thái…

3.2. Quy hoạch sử dụng đất:
 
3.2.1. Quan điểm và nguyên tắc chung:
- Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung của đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị hai bên tuyến đường tránh thành phố Hạ Long đã được phê duyệt, cụ thể các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của khu đất.
= Gắn kết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của dự án với mạng hạ tầng hiện có của khu vực tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.
 
3.2.2. Tính chất chủ yếu của khu vực nghiên cứu:
Là khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu và các hạng mục phụ trợ tạo nguồn cung về cây chất lượng cao, nguồn dược liệu phục vụ nghành y dược, phục vụ sức khỏe và nhu cầu của nhân dân và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh.
 
3.2.3. Phương án sử dụng đất:
* Trên cơ sở đánh giá thực tiễn các nhu cầu đầu tư. Dự kiến bao gồm các công trình sau:

a/ Khu điều hành: dự kiến khoảng 3000m2 (0.3 ha).
 
* Trong đó:
- 01 nhà điều hành + nghỉ công nhân
- 01 nhà kho.
- 01 Nhà bảo vệ
- Cây xanh, sân đường và HTKT

a.1/ Nhà văn phòng điều hành sản xuất
Căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 4449 : 1987 tại bảng 34 áp dụng cho nhà làm việc cơ quan sản xuất hạch toán có số tầng cao là 1 tầng. Số cán bộ công nhân viên của khu trồng cây ăn quả cây dược liệu dự kiến 16 người ( số liệu do chủ đầu tư cấp ).
16 người x 35m2 đất/1người = 560m2.

* Chú thích: Tiêu chuẩn đất trong bảng 34 dùng để xây nhà làm việc trong đó có cả kho, thường trực , gara ô tô, cây xanh và đường đi.
 
a.2/ Khu ở CBCNV
Yêu cầu quy mô đáp ứng  được chỗ ở tập thể cho khoảng 16 người
 
Theo quy mô đồ án : 190m2 sàn / 12m2 sàn= ~16 người

* Chú thích: Căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 4449 : 1987  tại bảng 17 áp dụng cho khu nhà ở  tính bằng m2 bình quân trên 1Ha đất của khu nhà ở. ứng với tiêu chuẩn diện tích sàn nhà ở 12m2/1 người.
 
b/ Khu trồng cây ăn quả + cây dược liệu: dự kiến khoảng 5.5 ha
- Khu trồng cây ăn quả.
- Khu trồng cây dược liệu.

e/ Vườn hoa và cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, hồ điều hòa: dự kiến khoảng 0.5 ha
 
f/  Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật: dự kiến khoảng 3.5 ha
 
– Gồm hệ thống giao thông, bãi đỗ xe, hành lang kỹ thuật, kè đá Taluy và các công trình hạ tầng kỹ thuật khỏc bố trí đảm bảo các yêu cầu sử dụng, các yếu tố kỹ thuật.
 
 
STT Loại hạng mục Ký Hiệu Diện tích
(m2)
DT sàn Số lượng Tầng cao
I Khu điều hành A 2.880 556 03  
1 Nhà diều hành + nhà nghỉ công nhân A1 187 187 01 01
2 Nhà kho thành phẩm A2 360 360 01 01
3 Nhà bảo vệ A3 9 9 01 01
4 Cây xanh vườn hoa CX 1.070      
5 Sân đường nội bộ GT 1.254      
II Khu trồng cây ăn quả + cây dược liệu B 64075      
6 Khu trồng cây ăn quả B1 15085      
7 Khu trồng cây dược liệu B2 48990      
III Hồ điều hòa C 3400      
IV Đường giao thông và HTKT khác D 25170,3      
8 Sân đường nội bộ GT 14384,3      
9 Kè đá ta luy 10786      
V Đất xin đấu nối đường giao thông E 441      
  Tổng   95.966,3    
 
BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
 
STT Loại đất Diện tích
(m2)
tỷ lệ
(%)
I Đất xây dựng công trình 556 0,57
II Đất trồng cây ăn quả + dược liệu 64075 66,76
III Đất cây xanh, vườn hoa, mặt nước 4470 4,65
IV Đất sân đường giao thông & HTKT 26865,3 28,02
  Tổng 95.966,3 100

 Các khu chức năng chính

KHU A ( khu nhà điều hành ) 2880m2
+ 01 Nhà điều hành kết hợp nhà nghỉ công nhân có diện tích 190m2, chiều cao 01 tầng.
+ 01 nhà kho có diện tích khoảng 360m2, chiều cao 01 tầng.
+ 01 nhà bảo vệ có diện tích khoảng 9m2, chiều cao 01 tầng.
+ Cây xanh sân vườn, sân đường nội bộ khảng 2.200m2
 
KHU B ( Khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu ) 6,4 ha
+ Khu trồng cây ăn quả có diện tích khoảng 1,5 ha
+ Khu trồng cây dược liệu có diện tích khoảng 4,9 ha
 
KHU C ( Hồ điều hòa ) 0.34ha
ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT (dự kiến khoảng 2,97 ha )
+ Đường giao thông đối ngoại: Ngoài dự án có tuyến đường dự kiến rộng 11.5m mặt cắt lòng đường 2mx7.5mx2m.
+ Đường nội bộ trong khu quy hoạch: Xây dựng mới đường cấp phối , mặt đường rộng 5,0m và 7,0m, 3,0m.
 
IV. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

4.1. Các công trình điểm nhấn.
 Sắp xếp các công trình thành từng cụm nhằm mục đích giảm diện tích bề mặt, giảm số lượng. Kiến trúc các khối đơn giản về hình dáng và chiều cao hợp lý. Tạo thành một kiểu kiến trúc nghệ thuật duy nhất bằng cách bố trí hợp lý và khéo léo các khu…
 
4.2. Hình khối, màu sắc ánh sáng và hình thức chủ đạo.
 
a/ Hình khối:
- Hình khối của các công trình theo phong cách hiện đại, tôn trọng giá trị thẩm mỹ cảnh quan chung của khu vực.
- Toàn bộ khu ở phải có sự đồng nhất về kiến trúc từ cách tổ hợp hình khối màu sắc đến trang trí.
 
b/ Màu sắc:
- Màu sắc toàn bộ khu vực cần sử dụng màu tươi sáng hoặc có thể sử dụng màu trầm ấm.
 
c/ Ánh sáng:
- Tất cả các công trình trong khu ở đảm bảo ánh sáng tự nhiên và không gian thoáng xung quanh công trình.
 
V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.1. Quy hoạch giao thông.

5.1.1. Nguyên tắc và cơ sở thiết kế:
 
a) Nguyên tắc thiết kế:
Tận dụng tối đa hiện trạng địa hình tự nhiên, tránh phá dỡ và đào đắp lớn ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu vực.
Khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực thiết kế.
Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đúng theo tiêu chuẩn.

b) Cơ sở thiết kế:
Quy chuẩn Quy hoạch Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng 2008.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị 2010.

5.1.2. Giải pháp thiết kế:
 
a) Mạng lưới:
Lấy cốt san nền là cốt đường quy hoạch phía nam dự án làm cốt khống chế. Mạng lưới được thiết kế bám theo địa hình, tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, đấu nối thuận lợi giữa các khu chức năng của trồng cây ăn quả + dược liệu.
 
 * Mạng lưới đường:
- Đường trục chính vào dự án có mặt cắt rộng 12.0m, mặt cắt 1E-1E có tổng chiều dài là 48m.
- Đường nội bộ có mặt cắt ngang rộng 7.0m, mặt cắt 1A-1A, 1B-1B có tổng chiều dài là 198m.
- Đường nội bộ của chùa có mặt cắt ngang rộng 8.5m, mặt cắt 1C-1C. Tuyến có chiều dài 151m.
- Đường nội bộ của chùa có mặt cắt ngang rộng 8.5m, mặt cắt 2A-2A, 2C-2C. Tuyến có chiều dài 321m.
- Đường nội bộ của chùa có mặt cắt ngang rộng 8.5m, mặt cắt 2B-2B. Tuyến có chiều dài 84m.

b) Xác định qui mô và phân cấp tuyến đường:
Đường trục chính (mặt cắt 1E-1E):
+ Lòng đường rộng: 7.0m.
+ Vỉa hè rộng: 2.5 x 2 = 5.0m.
 
Đường nội bộ:
Mặt cắt 1A-1A, 1B,1B:
+ Lòng đường rộng: 7.0m.
 
Mặt cắt 1C-1C:
+ Lòng đường rộng: 7.0m.
+ Vỉa hè: 1.5m.
 
Mặt cắt 2A-2A, 2C-2C:
+ Lòng đường rộng: 7.0m.
+ Vỉa hè: 1.5 x 2 = 3.0m.
 
Mặt cắt 2B-2B:
+ Lòng đường rộng: 7.0m.
+ Vỉa hè: 1.5m.
 
5.1.3. Phương án kết cấu mặt đường:
 
a) Các nguyên tắc thiết kế:
- Phương án thiết kế mặt đường đảm bảo êm thuận và bền vững trong mọi điều kiện thời tiết.
- Mặt đường phải đảm bảo đủ cường độ, độ nhám, độ bằng phẳng, ổn định dưới tác dụng của tải trọng xe và các yếu tố khí hậu, đảm bảo chất lượng trong quá trình khai thác phù hợp với cấp đường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
b) Lựa chọn kết cấu:
- Việc lựa chọn kết cấu lớp mặt phải xuất phát từ yêu cầu về khai thác và cấp kỹ thuật của tuyến đường thiết kế (có xét tới thành phần lưu lượng các phương tiện vận tải) điều kiện khí hậu thuỷ văn, địa chất, yêu cầu vệ sinh, khả năng cung cấp vật liệu xây dựng).
- Lựa chọn phương án kết cấu mặt đường cứng: kết cấu đường Bê tông Mác 300, đá 2×4.
 
* Kết cấu mặt đường:
+ Bê tông M250, đá 2×4, dày 25 cm.
+ LYNON chống thấm 2 lớp.
+ Đá dăm cấp phối loại 2 dày 20 cm.
+ Lớp đất san nền k=0,98, dày 30 cm.
 
* Kết cấu vỉa hè và tuyến đi bộ:
+ Hè lát gạch BLOCK tự chèn P7-P10 đặt trên lớp cát vàng đệm dày 5cm.
+ Hố trồng cây dùng đất màu, kích thước hố 1,2 m x 1,2 m x 1 m khoảng cây là 10m mỗi cây
 
c) Tính toán các yếu tố của đường cong nằm:
Bán kính đường cong phụ thuộc vào tốc độ xe chạy và cấp đường phố. Do tốc độ xe chạy trong khu vực không lớn, do đó đồ án không thiết kế các yếu tố đường cong chuyển tiếp, mở rộng làn xe, bố trí siêu cao.
 
Bán kính đường cong bằng được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch và xây dựng đô thị của Bộ xây dựng.
 
Các yếu tố cong được thể hiện tại các vị trí cong nằm trên bình đồ:
 
Với T=     P=   K=
 
a: góc chuyển hướng
 
R: bán kính cong (m)
 
T: chiều dài tiếp tuyến (m)
 
P: phân cự (m)
 
K: chiều dài đường cong (m)
 
d) Bán kính bó vỉa:
Theo quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị 104-1083 quy định bán kính cong của bó vỉa tại các vị trí giao nhau của đường. Khi thiết kế tuân theo đúng quy phạm, đường chính khu vực giao nhau thì bán kính bó vỉa lấy 5-:-10m.
 
5.2. Chuẩn bị kỹ thuật khu đất.
 
5.2.1. Quy hoạch chiều cao.
 
a) Đánh giá hiện trạng địa hình:
Hiện trạng địa hình khu vực thiết kế chủ yếu đất đồi với cốt chênh cao tương đối lớn. Cao độ lớn nhất là +95m, cao độ thấp nhất là +25m
 
b) Nguyên tắc thiết kế san nền:
+ Thiết kế san nền tạo được mặt bằng xây dựng hạn chế đến mức tối đa khối lượng đào,đắp và cân bằng đào đắp tránh gây ảnh hưởng nhiều đến điều kiện tự nhiên, địa chất khu vực.
+ Bám sát địa hình khu vực, tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
+ Hạn chế khỗi lượng đào đắp, tránh đào sâu đắp cao.
+ Đảm bảo thoát nước mặt tự chảy.
+ An toàn sử dụng, không gây sụt,trượt, sói mòn.
 
c) Giải pháp thiết kế san nền:
- San nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế.
- Chênh cao giữa hai đường đồng mức thiết kế là 0.1-:-0.2m. ở khu vực chênh cốt lớn, thể hiện chênh cao giữa 2 đường đồng mức là 0.5-:-1.0 m. Các tuyến đường thiết kế đường 2 mái dốc 2%, vỉa hè dốc 2,0%.
- Thiết kế san nền hướng dốc về các mương thoát nước cốt sao cho thoát nước mặt nhanh nhất.
 
+ Đắp nền có thể dùng cát hoặc đất đồi dùng đất đồi, đất cấp 3 nhưng khi khai thác thực tế phải được thẩm định lại về cấp phối đất tốt nhất. Khu vực đường và khu đất có chênh cốt lớn thiết kế xây dựng kè đá kết hợp mái dốc thảm cỏ. Phương án xây dựng kè, đắp nền sẽ được lựa chọn cụ thể ở bước lập dự án đầu tư.
 
5.3. Cấp nước:
= Hiện trạng cấp nước.
- Đây là khu mỏ được xây dựng mới hoàn toàn, mặt bằng khu điều hành, nhà kho và khu vực quy hoạch để trồng cây dược liệu và cây ăn quả nằm hoàn toàn trong vùng núi, cách xa các nguồn nước cấp khu vực. Hệ thống cấp nước cho khu quy hoạch sẽ được xây dựng mới, đảm bảo đáp ứng toàn bộ nhu cầu dùng nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu trên mặt bằng.
 
b. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Cấp nước mạng lưới bên ngoài :Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 33- 2006.
- Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy TCVN 2622- 1995.
 
c. Nhu cầu sử dụng nước.
- Khu thao trồng cây ăn quả và cây dược liệu với quy mô khoảng 100 người.
 
Tiêu chuẩn dùng nước:
+ Nước sinh hoạt cho công nhân viên q =150 (l/ng.ngđ).
+ Nưới tưới cây q = 3 (l/m2/ngđ)
+ Nưới rửa đường q = 0.5 (l/m2/ngđ)
+ Nước dự phòng. Theo số liệu quy hoạch Qdp=20%Qtc
+ Nước chữa cháy. Theo TCVN 2622 – 1995 lấy Qcc=10 (l/s)
 
Tính toán nhu cầu cấp nước:
+ Nước sinh hoạt: Qshtb= 15(m 3/ngày đêm).
+ Nước tưới cây Qtc = 160.17 (m3/ngày đêm).
+ Nước rửa đường Qrđ = 2.7 (m3/ngày đêm).
+ Cấp cho rò rỉ trên mạng đường ống nước quy hoạch:
 
Qrr =25%(Qsh+Qrđ+Qtc) =44.47 (m3/ng.đ).
 
+ Tổng lưu lượng nước cần dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu:
Qtt = Qsh+Qrđ+Qtc+Qrr =  222.34 (m3/ngày đêm).
 
+ Nước cứu hoả tính cho 1 đám cháy trong 3h ( 10 l/s): Qcc = 108m3
 
Các giải pháp kỹ thuật.

– Cấp nước sinh hoạt:
+ Qua tính toán nhu cầu dùng nước cho thấy tổng lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt ăn uống tắm giặt của toàn khu chỉ có khoảng » 15 (m3/ngày đêm).
+ Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng mới theo quy mô các công trình. Xây dựng bể chứa nước sinh hoạt cho khu nhà điều hành có dung tích W=20m3. Để cung cấp nước dùng xe ôtô téc chở nước sinh hoạt mua nước từ xí nghiệp cấp nước đưa vào bể chứa nước sinh hoạt. Ngay sát bể xây dựng trạm bơm, trong trạm bố trí 1 máy. Máy bơm đưa nước từ bể chứa 30m3 theo tuyến ống dẫn chính có đường kính D40 lên téc W=3m3 từ đó cấp nước nhà điều hành. Téc chứa nước bằng thép W = 3m3 đặt trên giá thép cao so với mặt đất, téc làm nhiệm vụ dự trữ và tạo áp lực cho nước. Nước từ téc được dẫn đến các điểm dùng nước trong nhà xưởng ở mặt bằng theo hệ thống đường ống chính bằng HDPE đường kính F40, được chôn sâu trung bình 0,5m so với mặt đất. Trên tuyến bố trí các van khoá để đóng mở khi vận hành sửa chữa.
 
– Cấp nước khu vực trồng cây:
+ Lượng nước cấp cho sản xuất của khu tương đối lớn và chủ yếu là nước cấp cho tưới trồng cây. Nguồn cung cấp nước phục vụ tưới cây lấy từ nguồn nước mưa và nước chứa trong hồ điều hòa. Bên cạnh hồ chứa xây dựng trạm bơm tăng áp, trong trạm bố trí 2 máy bơm (1 làm việc, 1 dự phòng). Qua tính toán nhu cầu dùng nước cho tưới tiêu Qtc = 160.17 (m3/ngđ) = 1.86 (l/s) và từ cao độ của khu trồng cây ăn quả cần cung cấp nước tưới, chọn máy bơm có công suất Q = 2.5(l/s); H = 40m. Máy bơm được đấu nối trực tiếp lấy nước từ hồ điều hòa, khi tưới cây nước được tăng áp qua bơm. Trên mặt bằng khu trồng cây ăn quả và cây dược liệu bố trí lắp đặt hệ thống ống dẫn nước tới các khu trồng cây. Các ống chính dẫn nước dùng ống F110, các ống nhánh dùng ống F50. Những đoạn ống qua đường được đặt trong các ống lồng bảo vệ. Trên tuyến tại những điểm rẽ phân nhánh xây dựng các giếng van. Trong giếng bố trí lắp đặt các van khoá để đóng mở khi vận hành sửa chữa. Toàn bộ tuyến ống dẫn trên mặt bằng được chôn sâu trung bình 0,7¸1,2 m so với mặt đất.
 
– Cấp nước cứu hỏa:
+ Theo tiêu chuẩn TCVN 2622- 1995 “Phòng cháy chữa cháy” lấy số đám cháy trong cùng một thời gian để tính cho hệ thống đường ống cấp nước là 1 đám cháy, lưu lượng đám cháy là 10 (l/s). Các họng cứu hỏa được bố trí ở các ngã rẽ trên đường, nằm trên đường ống chính F110 thuận tiện triển khai công tác cứu hoả khi có đám cháy xảy ra. Nước chữa cháy cũng được dự trữ tại hồ điều hòa. Khi có cháy dùng máy bơm tự động để cấp nước cho cứu hỏa.
 
5.4. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
 
– Xử lý nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước ăn uống tắm giặt. Lượng nước thải sinh hoạt của khu không nhiều, tất cả nước thải từ nhà điều hành đều được xử lý bằng hố ga lắng cặn và bể tự hoại BASTAF trước khi thải ra môi trường. Bể tự hoại BASTAF được thiết kế xây dựng cùng với công trình nhà điều hành và nhà nghỉ công nhân.
 
– Quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
+ Đối với rác thải sinh hoạt: bố trí các thùng đựng rác tại các vị trí hợp lý, công ty môi trường đô thị sẽ vào thu gom, vận chuyển xử lý hàng ngày theo quy định của thành phố.
 
5.5. Thoát nước mặt:
Phương án thoát nước khu vực mái ta luy và khu vực trồng cây:
+ Do vị trí khu trồng cây ăn quả và cây dược liệu  tại phường Hà Khẩu thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nằm trên đồi, địa hình phải xử lý bạt mái ta luy để đảm bảo theo quy định về kỹ thuật.
+ Phương án thoát nước chân ta luy được bố trí rãnh hở đón nước chân ta luy chạy bao quanh và được thu vào hố lắng giảm xung sau đó nước được thoát vào bậc thoát nước và thu vào hồ điều hòa của khu vực.
+ Khu vực trồng cây ăn quả và cây dược liệu bố trí các rãnh đậy tấm đan thu nước bề mặt để thu nước từ các khu đất trồng cây sau đó dẫn vào bâc thoát nước chính.
+ Do địa hình, vị trí nằm trên đồi phân thủy, nước được phân lưu vực và thoát làm nhiều lưu vực thoát nước thuận lợi.
 
Phương án thoát nước khu vực đường giao thông:
+ Hệ thống cống được bố trí dọc các tuyến đường giao thông để thu nước với chế độ thoát nước tự chảy.
+ Các tuyến cống nhánh bố trí trên hè, lề đường thu gom nước mặt rồi dẫn tập trung đổ về hệ thống thoát nước chung theo Quy hoạch và một phần lưu vực được thoát vào hồ điều hòa hiện có. Lượng nước này được tuần hoàn cho nhu các nhu cầu tưới tiêu, rửa đường, chữa cháy.
+ Để thu và dẫn nước nhanh nhất và giảm độ sâu cống và bề rộng cống, bố trí quy hoạch thu gom nước theo từng lưu vực nhỏ và đổ ra bậc thoát nước chính nằm trên các trục đường giao thông sau đó dẫn xả trực tiếp ra hồ điều hòa.
+ Để thu nước sử dụng các hố ga thu bố trí 2 bên đường khoảng cách trung bình giữa các ga thu từ 30 ¸ 50 m.
+ Cống chạy trên vỉa hè xây bằng gạch gác tấm đan. Cống qua đường được xây bằng bê tông đá có gác tấm đan hoặc cống tròn bê tông cốt thép.
 
Xác định lưu lượng tính toán thoát nước mưa:
+ Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn, có tính đến điều kiện khí hậu của địa phương và điều kiện hiện trạng của khu vực.
+ Xác định đúng các giá trị của hệ số dòng chảy và hệ số mặt phủ cũng như hệ số có tính đến việc mưa không đồng đều.
+ Phương pháp tính toán thuỷ lực tương ứng với dòng chảy thực của nước mưa.
+ Diện tích lưu vực tính toán của một đoạn cống bằng diện tích lưu vực của bản thân tuyến cống đó cộng với tổng diện tích lưu vực của các đoạn cống trước đổ vào.
+ Tính toán rãnh thoát nước mưa trong khu vực.
+ Tính toán các thông số của mạng lưới thoát nước theo phương pháp cường độ giới hạn: Q= y.q.F  (l/s)
 
Trong đó:
Q: Lưu lượng chảy qua cống (l/s)
q : Cường độ mưa tính toán (l/s.ha). Tra theo biểu đồ mưa thành phố Hạ Long. Cường độ mưa phụ thuộc vào thời gian mưa t.
y : Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ : 0,65
Chu kỳ tràn cống P: (1-2) năm
F: Diện tích thu nước mưa tính toán
 
Thời gian mưa tính toán đước xác định theo công thức: ttt = tm + tr +tc
 
Trong đó:
tm: thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất trên lưu vực chảy đến rãnh thu nước mưa (phút). Trong điều kiện tiểu khu có hệ thống thu nước mưa ta có tm = 7(phút).

tr: thời gian nước chảy trong rãnh thu nước mưa và được tính theo công thức:
tr = 1,25 x
 
Với Lr, vr là chiều dài và vận tốc nước chảy ở cuối rãnh thu nước mưa
 
Lấy trung bình, sơ bộ lr = 100(m), vr = 0,7(m/s)
 
1,25 là hệ số kể đến sự tăng dần vận tốc ở trong rãnh.
 
tr = 1.25 x  = 3 (phút)
 
tc: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán và được xác định theo công thức:
 
tc  = K x S lc

vc.60

Với lc : chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m)
 
vc: vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s)
 
K: hệ số kể đến sự làm đầy không gian tự do trong cống khi có mưa.
 
Với độ dốc khu vực < 0,01 ta có K = 2
 
Vậy ta có ttt = 7+3+tc = 10 + tc (phút)
 
+ Sau khi xác định được lưu lượng tính toán Q, tiến hành tính toán thủy lực để xác định kích thước đường cống, độ dốc thủy lực và vận tốc dòng chảy.
 
+ Độ dốc của đường cống phải lớn hơn độ dốc tối thiểu đồng thời để giảm độ sâu chôn cống và đảm bảo điều kiện làm việc về chế độ thủy lực của đường cống.
 
+ Độ dốc của cống lựa chọn trên cơ sở đảm bảo vận tốc dòng chảy và độ sâu chôn cống không quá lớn.